Căn bệnh viêm họng đã quá phổ biến với hầu hết mọi người, đặc biệt là tại Việt Nam với kiểu khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, thời tiết thay đổi thất thường càng khiến cho bệnh viêm họng có nguy cơ bùng phát nhiều hơn. Tuy nhiên, rất nhiều người lại tỏ ra chủ quan với căn bệnh này dẫn đến bệnh chuyển thành mãn tính.
Tuy là bệnh không nguy hiểm nhưng lại dễ chuyển biến thành mạn tính và gây ra những khó chịu cho người bệnh, việc xác định nguyên nhân viêm họng và có những phương pháp điều trị kịp thời sẽ giúp cho chúng ta có thể phòng tránh một cách hiệu quả, tránh sự tái phát của bệnh.
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bệnh Viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc hầu họng.
Có 3 loại viêm họng thường gặp là: Viêm họng trắng, Viêm họng đỏ và Viêm họng loét (rất hiếm gặp). Trong tất cả các trường hợp, người bệnh cảm thấy đau rát vùng họng, gặp khó khăn khi nuốt, sốt và hay nhức đầu. Ngoài các triệu chứng trên, viêm họng còn đi kèm với một vài triệu chứng như cảm lạnh, buồn nôn, đau mỏi, sưng amiđan và nổi hạch ở cổ…
Tại sao bị viêm họng?
- Theo cấu tạo của cơ thể thì họng là ngã tư của đường thở và đường ăn, đó cũng là cửa cho mọi loại thức ăn, không khí vào cơ thể qua đường tự nhiên. Chính vì vậy mà có rất nhiều yếu tố như : vi trùng, siêu vi trùng, tác nhân khác v.v.v.... có thể gây viêm họng.
- Viêm họng thường xảy ra do nhiễm siêu vi (cúm), vi trùng, hoặc các bệnh về miễn dịch.
Thông thường viêm họng do nhiễm siêu vi bệnh sẽ tự giảm sau 1 tuần và không cần dùng thuốc kháng sinh.
- Nguyên nhân Viêm Họng do vi trùng bệnh sẽ kéo dài và thường không tự khỏi, bệnh sẽ nặng thêm nếu không điều trị sớm.
- Các bệnh lý toàn thân cũng gây viêm họng và cần được phát hiện kịp thời để có hướng điều trị thích hợp.
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM HỌNG
a. Nguyên nhân Viêm Họng do môi trường
1. Hít nhiều khói bụi như: Bụi đường và nơi làm việc, nơi không khí ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí ngoài trời có thể góp phần gây ra đau họng, và không khí trong phòng cũng không phải là ngoại lệ. Đó là vì không khí xung quanh bị bao bọc bởi chất gây ô nhiễm, chẳng hạn như khói thuốc lá, có thể làm không khí nặng thêm hoặc thậm chí gây ra đau cổ họng. Dị ứng từ lông thú nuôi, nấm mốc và phấn hoa cũng có thể làm một người bị viêm họng.
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây viêm họng
2. Thời tiết: thường bị viêm họng nhiều lúc giao mùa, mùa lạnh bị bệnh nhiều hơn mùa nóng.
b. Nguyên Nhân Viêm Họng từ bên trong cơ thể:
1. Do công việc hay phải nói nhiều, nói to như giáo viên, ca sỹ, diễn giả…
Nói to thường gây viêm họng
2. Không thường xuyên vệ sinh răng miệng hoặc đang bị sâu răng chưa điều trị.
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp giảm hiệu các triệu chứng về răng miệng.
3. Viêm đường hô hấp sau cảm lạnh, cúm
Nguyên do phổ biến nhất của chứng ho mãn tính là di chứng của một cơn cảm lạnh hoặc nhiễm trùng virus, Norman H.Edelman thuộc Hiệp hội Phổi Mỹ cho biết. Đa số các triệu chứng cảm có thể biến mất sau vài ngày nhưng cơn ho thì có thể đeo bám bạn tới vài tuần, thậm chí vài tháng bởi virus có khả năng làm đường hô hấp của bạn bị sưng và nhạy cảm. Chứng này có thể kéo dài mãi dù virus không còn.
4. Bệnh Trào Ngược Acids Dạ Dày:
Acids trào ngược dạ dày thường gặp bệnh nhân đau dạ dày, một khi các acid dạ dày tràn vào thực quản, gây ra chứng ợ nóng. Acid dạ dày có thể trở lại cổ họng thông qua tất cả các con đường, kích thích cổ họng và thực quản rất nhiều. Đau cổ họng có thể là một vấn đề xảy đến cho những người có acid trào ngược, do đó, điều tốt nhất là nên giải quyết các vấn đề về trào ngược axit.
5. Viêm mũi xoang cấp hay mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa, viêm VA, các bệnh về thanh khí phế quản phổi và bệnh về dạ dày thực quản.
6. Do lạm dụng thuốc xịt thông mũi
Xịt thông mũi có thể giúp bạn đối phó với tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi nhưng đừng dùng chúng quá 3 ngày. Nếu không, các triệu chứng của bạn có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn do phản ứng ngược lúc bạn ngừng dùng xịt thông mũi. Lạm dụng sản phẩm này có thể làm màng nhầy trong mũi của bạn bị sưng, dẫn tới các chứng nghẹt mũi, sổ mũi và ho.
7. Không uống đủ nước
Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, bạn cần phải uống nhiều nước. Nước lọc, nước hoa quả hoặc canh đều có tác dụng hóa lỏng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp bạn dễ dàng đẩy chúng ra ngoài. Ngược lại, đồ uống chứa cồn và caffeine lại không phải là những lựa chọn thích hợp bởi chúng có thể khử nước trong cơ thể bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng xịt nước muối để bổ sung độ ẩm cho đường hô hấp.
8. Thường ăn thức ăn có nhiều dầu, mỡ.
Nên tránh các thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ như khoai tây, dầu mỡ. Người bệnh viêm họng có thể bỏ bớt dầu trong các món xào bằng cách luộc, hấp, hầm, sốt, nướng, ninh nhỏ lửa, người có tuổi người già nên áp dụng các cách này trong ẩm thực hàng ngày, với người trưởng thành lượng dầu dùng hàng ngày chỉ nên là 8g dầu thực vật.
Chưa có Bình Luận " Nguyên Nhân Viêm Họng và Triệu chứng bệnh Viêm Họng ! "